Smartphone cao cấp Xiaomi 14 ra mắt, giá từ 22,99 triệu đồng
Tại TP.HCM, giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo không có nhiều biến động thịt ba rọi 112.000 đồng/kg, sườn non từ 143.000 đồng/kg, sườn già 97.000 đồng/kg, nạc vai 98.000 đồng/kg, chân giò rút xương 110.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 166.000 đồng/kg…Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, các bác sĩ làm điều ý nghĩa cho trẻ mồ côi
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Ngành nào nhận nhiều hồ sơ xét học bạ nhất trong đợt 1?
“Hầu như mọi thời gian rảnh mình đều lướt Facebook, thậm chí trong lúc đi vệ sinh cũng cầm theo điện thoại để sử dụng. Những lúc bị cúp điện, điện thoại hết pin hay không có mạng để vào Facebook mình thấy thời gian trôi qua rất chậm, không biết phải làm gì, cảm giác trống vắng, khó chịu lắm. Nếu một ngày không được sử dụng Facebook nữa mình chẳng hình dung được sẽ như thế nào”, Lê Thị Thùy Linh (21 tuổi), ngụ tại khu B, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để trở thành 'thiên đường bò sữa'
Chiều 17.2, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình phương án đầu tư bổ sung 38.251 tỉ đồng vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Trong đó, khoảng 1.562 tỉ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã giao Bộ GTVT đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho VEC từ ngân sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, không làm phát sinh chi ngân sách và nợ công, do đó, không tác động trực tiếp với ngân sách nhà nước. Về phía doanh nghiệp, giai đoạn tới VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỉ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỉ. Do đó, sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.Thẩm tra nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, Quốc hội bố trí để các đại biểu thảo luận tại hội trường về nội dung này song không có đại biểu nào đăng ký thảo luận. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết về việc bổ sung vốn điều lệ cho VEC vào sáng 19.2, ngày cuối cùng của kỳ họp bất thường thứ 9.